Phụ gia trong sản xuất bún: An toàn hay độc hại?

Phụ gia trong sản xuất bún: An toàn hay độc hại?

Phụ gia trong sản xuất bún: An toàn hay độc hại?

Phụ gia trong sản xuất bún: An toàn hay độc hại?

Thực phẩm bẩn “tẩm” hóa chất độc hại xuất hiện trong từng bữa ăn từ miếng thịt, rau củ cho đến gói gia vị nhỏ mà người dân đang dùng hàng ngày,… gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.

Thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân.

Bún tươi hay được gọi là sợi gạo các loại, là một món ăn bình dân phổ biến trong đời sống thường ngày người dân Việt Nam. Tuy nhiên, để tăng độ dai của sợi bún, để sợi bún trở nên bắt mắt và thời gian sử dụng lâu hơn thì trong quá trình sản xuất bún có sử dụng thêm 1 số phụ gia cho ngành bún được Bộ Y tế cho phép mà không ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng, không trở thành thực phẩm "bẩn". Thực tế hiện nay rất nhiều hoá chất độc hại hay còn gọi đây là sợi tổng hợp. Nó sẽ làm suy thoái gan và thận một cách âm thầm mà con người chúng ta không hay biết. Muốn tránh được chúng ta cần phải tìm kiếm những nơi sản xuất uy tín, chất lượng nói không với phụ gia.

1. Sử dụng phụ gia trong sản xuất bún

1.1 Tại sao tiểu thương sử dụng phụ gia thực phẩm?

  • Bún tươi là món ăn bình dân, ăn trực tiếp thay cơm, hoặc chế biến thành các món bún có nước dùng, bún trộn. Các món bún có thể được ăn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày và thường bán với giá thành rẻ, xuất hiện ở mọi nơi. 

  • Bún có dạng sợi tròn, mềm. Khác với các loại sợi mì được làm bột mì, bún được làm bằng gạo. Bún sản xuất theo phương pháp truyền thống tốn nhiều thời gian, kết cấu và hình dáng thẩm mỹ đều kém hơn.

  • Cách thức làm bún truyền thống nhìn chung khá phức tạp, trải qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên nhìn chung, mỗi nơi sản xuất bún đều tuân theo một quy trình cụ thể, bao gồm: ngâm gạo, xay nhuyễn, ủ bột, nhào trộn, lọc tinh bột, tạo hình sợi, luộc và tráng lại với nước sạch.

  • Để có giá cạnh tranh, nhiều lò bún nhỏ lẻ chấp nhận sử dụng thêm hóa chất bị cấm như tinopal, hàn the để giảm giá thành xuống tới đáy, đồng nghĩa với việc sản phẩm bún ra lò kém chất lượng, thậm chí nguy hiểm nếu sử dụng lâu dài.

  • Để có thể bảo quản bún hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm an toàn, đúng quy định là thực sự cần thiết. Các doanh nghiệp sản xuất bún cần tìm hiểu kỹ thông tin chính thống trên báo bài, các đơn vị cung cấp phụ gia thực phẩm uy tín để có thể nắm được cách dùng và liều lượng hợp lý.

1.2. Những chất phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất bún

Để tăng chất lượng bún, doanh nghiệp có thể sử dụng những chất phụ gia an toàn được Bộ Y tế và các tổ chức Y tế thế giới cho phép sử dụng trong sản xuất bún:

          + Chất bảo quản: acid propionic và propaonate, acid sorbic và sorbate, nitrite, nitrate. Chất bảo quản giúp kéo dài thời gian bảo quản, hạn chế bị ôi, chua.

          + Chất chống oxy hóa: acid ascorbic và ascorbate, BHA, BHT

          + Chất nhũ hóa: E471. Chất nhũ hóa giúp tạo cấu trúc cho tinh bột, giúp định hình và tạo độ dai ngon tự nhiên 

          + Phụ gia tẩy trắng: hỗ trợ tạo màu cho sợi bún, tránh bún bị ngả màu

          + Hương gạo: giúp tăng cường mùi vị bột gạo sẵn có trong bún, tăng giá trị cảm quan, khiến bún thơm ngon hấp dẫn hơn 

2. Tác hại của một số chất phụ gia nguy hiểm

Những hóa chất độc hại từng được thêm vào bún là tinopal (hay còn gọi là huỳnh quang), acid Oxalic và hàn the. Tinopal và Acid Oxalic được dùng để tẩy trắng bún. Hàn the tạo độ dai, giòn, khó bị đứt gãy hơn.

Chất tinopal lại là loại chất không có trong danh mục phụ gia hóa chất thực phẩm được phép sử dụng trong chế biến thực phẩm do Bộ Y tế ban hành. Chất tinopal là chất tẩy trắng quang học dùng trong công nghiệp sơn, có thể làm chất tẩy rửa trong gia dụng để tẩy trắng sản phẩm và làm sạch bề mặt vật dụng. Hóa chất này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây rối loạn trong quá trình được hấp thu vào trong cơ thể, gây tổn thương ống tiêu hóa, gan và thận.

Trước đây khi chưa có nhiều quy định về phụ gia thực phẩm, hàn the được nhiều người cho là an toàn và sử dụng khá bừa bãi. Nếu vô tình ăn phải lượng lớn hàn the cần phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc, phải nhanh chóng loại bỏ chất này trong cơ thể bằng cách súc ruột, gây nôn. Nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the thường xuyên hay với liều lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp, lâu dần tích tụ gây ngộ độc gan, thận rất nguy hiểm cho sức khỏe. 

3. Đi tìm giải pháp cho người tiêu dùng giữa “biển” thực phẩm bẩn

Để phòng tránh thực phẩm bẩn, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông minh và có ý thức trong việc chọn dùng thực phẩm sạch, an toàn; đừng vì ham rẻ mà chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

  • Hãy tạo ra thực phẩm sạch bằng cách tự trồng hoặc chọn mua thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận và kiểm định rõ ràng.
  • Chọn nơi cung cấp, uy tín, được nhiều người tin tưởng.
  • Nhà sản xuất công khai nhãn mác, quy trình từ sản xuất đến đóng gói sản phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Thường xuyên tìm hiểu về kiến thức tiêu dùng sạch, sản xuất sạch để có thể áp dụng khi mua thực phẩm cho gia đình mình.

 

 

 

Copyright © 2017 BUN - COMPANY. All rights reserved. Design by NINA
Online Online: 4 Thống kê tuầnThống kê tuần: 1355 Thống kê thángThống kê tháng: 3911 Tổng truy cậpTổng truy cập: 624108