Bún là món ngon mà nhiều người yêu thích nhưng bạn có phân biệt được bún sạch và bún nhiễm hóa chất?
Vì lợi nhuận, rất nhiều cơ sở sản xuất đã thêm các chất cấm có hại vào bún, phở để chúng trông được trắng đẹp và lâu bị hỏng. Các chị em cần nắm rõ cách nhận biết bún sạch và bún bẩn, để đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả nhà.
-
Các chất cấm thường dùng trong bún, phở là gì?
Bún, phở đều được làm từ thuần gạo, nếu làm đúng cách thì rất ngon và sạch. Tuy nhiên, vì muốn sợi bún, sợi phở được trắng đẹp, để lâu không hỏng, kiếm được nhiều lời mà nhiều nơi cho thêm hóa chất độc hại vào. Hai chất cấm được sử dụng phổ biến là Tinopal (huỳnh quang) và hàn the.
Huỳnh quang là chất được dùng trong công nghiệp sơn, sản xuất vải, giấy để tạo ra màu óng ánh, đẹp. Chính vì thế, nhiều người đã dùng loại hóa chất dùng trong công nghiệp này để sản xuất bún làm bún trắng sáng, trông bóng bẩy, bắt mắt hơn.
Chất huỳnh quang này có chứa nhiều kim loại nặng. Ăn phải bún có huỳnh quanh, về lâu dài cơ thể sẽ tích tụ các tồn dư kim loại gây nguy hiểm tới sức khỏe. Trước hết chúng làm hại đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến niêm mạc thành ruột, dẫn đến viêm loét ruột, dạ dày. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể làm tổn thương những mao mạch, khiến cơ thể khó hấp thụ, tiêu hóa thức ăn. Tích tụ nhiều có thể gây suy thận, gan và dẫn đến ung thư.
Hàn the giúp tăng độ dai, không bết dính, giúp sợ bún tròn mẩy, đẹp mắt hơn. Nhưng hàn the là chất độc gây ngộ độc gan, thận nên bị liệt vào danh sách chất cấm sử dụng vào quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm.
Ngoài ra, chất tẩy trắng funfit cũng thường được dùng để phù phép bún đã hư hỏng trở nên trắng đẹp, mất mùi ôi thiu thành bún còn như tươi mới.
- Làm sao để phân biệt bún sạch và bún bẩn?
Theo các chuyên gia, bún đã nhiễm hóa chất thì không có cách nào giúp làm giảm bớt các độc tố gây hại. Vì vậy bạn phải là một người nội trợ thông thái để nhận biết bún có sạch hay không. Bạn có thể phân biệt bún sạch và bún bị pha hóa chất theo các yếu tố sau:
1. Về màu sắc
Bún sạch sẽ có màu trắng ngà hoặc màu trắng đục, có thể hơi tối màu vì không được tẩy trắng bằng hóa chất. Trong khi đó, bún chứa huỳnh quang lại sáng bóng, trắng mẩy đẹp mắt, nếu tinh ý, bạn đem ra ngoài ánh sáng mặt trời sẽ thấy óng ánh.
2. Về độ dai, kết dính của sợi bún
Bún sạch có độ mềm nhất định, hơi nhuyễn, nếu chạm tay sẽ hơi dính. Sơi bún dễ bị đứt, khi đứt dính vào tay rất khó gỡ ra. Bún sạch không hóa chất sẽ không giữ được lâu, để qua đêm bên ngoài rất dễ bị chua, ôi thiu. Ngược lại, bún được tẩm huỳnh quang hay hàn the dai, giòn, ít kết dính và rất khó đứt gãy, để lâu vẫn không thay đổi mùi vị, màu sắc.
3. Về hương vị
Bún sạch không hóa chất có mùi đặc trưng của bột gạo được ngâm qua nước, có vị chua thanh tự nhiên.
Bún có hóa chất ngửi hay ăn cũng khó nhận ra được mùi vị tự nhiên của gạo. Dù để ngoài trời rất lâu cũng không bị chua thiu. Để lâu quá bị hỏng không phát mùi mà chỉ bị xanh và khô cứng.
4. Ngâm bún trong nước
Bún tươi sạch khi ngâm trong nước lâu sẽ bị ngậm nước, nở to ra vì chứng được làm từ bột gạo. Bún có hóa chất hàn the, … sẽ không gặp tình trạng này mà vẫn giữ nguyên hình dạng như ban đầu.
5. Chan nước mắm vào bún
Nước mắm là nguyên liêu dễ tìm để giúp bạn phân biệt được bún sạch và bún bẩn. Bạn chỉ cần chan nước mắm vào bún, trộn đều và quan sát. Bún sạch sẽ rất nhanh ngấm nước mắm và mềm ra. Bún bẩn sẽ ngấm bún được tẩm hóa chất sẽ ngấm rất ít và ngấm lâu hơn, sợi bún khô và có dấu hiệu rời ra vì chứa nhiều hàn the – hóa chất để bảo quản sợi bún.
6. Thử bún để kiểm tra độ sạch và bẩn
Nếu muốn chắc chắn, bạn có thể thử bún để biết được bún sạch hay không. Mua bún về bạn để nhiệt độ phòng khoảng 2-3 ngày nếu không thấy ôi thiu, hư hỏng thì đó là bún bẩn, chứa hàn the và các chất cấm. Nếu muốn thử hàn the, bạn có thể lấy một ít bún trộn đều với bột nghệ, thấy bún chuyển thành màu xám là có chứa hàn the. Muốn chắc ăn 100% thì có thể mua que thử hàn the để thử.
-
Lời kết
Trên đây là cách nhận biết bún sạch và bún bẩn qua một số yếu tố dễ thấy. Hi vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về tình trạng bún nhiễm hóa chất và biết cách lựa chọn những sản phẩm bún sạch cho gia đình
- Mẹo phân biệt bún sạch và bún có hóa chất đơn giản nhất (05.03.2021)
- Nghiệp kinh doanh lận đận của bà chủ lò bún 100 tỷ (03.04.2017)
- Sự thật “ăn bún có béo không”? (03.03.2021)
- Thông tin từ A-Z về Bún sạch, Bún Tươi, Cơ Sở Làm Bún (30.07.2020)
- Cận cảnh quy trình làm bún sạch (03.04.2017)
- Hướng Dẫn Làm Bún Tươi Tự Làm Ở Nhà Cho Bé Ăn Dặm (27.06.2020)
- 7 ngày để ra được sơi bún tươi. Bạn có tin không? (26.04.2017)
- Bún Thủ Đức - Thương hiệu vì sức khỏe cộng đồng (03.04.2017)